Lưu ý khi bảo dưỡng xe đạp trẻ em
Bên cạnh việc tìm kiếm những mẫu xe đạp trẻ em có chất lượng cao, tính năng nổi bật thì sau khi chọn mua xe đạp cho con, việc chăm sóc và giữ gìn cũng là điều quan trọng nhất mà phụ huynh lại ít quan tâm, không để ý tới.
Những chiếc xe đạp trẻ em không được bảo dưỡng thường xuyên sẽ dễ bị hỏng hóc nhanh chóng và thường gây khó khăn trong lúc bé chạy. Để tránh tình trạng trên, bài viết sau đây sẽ chia sẻ những lưu ý khi bảo dưỡng xe đạp cho bé.
Chắc chắn lốp xe đạp luôn căng
Việc kiểm tra lốp xe đạp là phần quan trọng nhất. Nếu bánh xe bị yếu hơi, hoặc rách săm có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con khi di chuyển trên đường. Phụ huynh nên dựa vào mức độ đi lại của bé mà đảm bảo bánh xe luôn căng hơi và an toàn.
Nếu bé đi thường xuyên, cứ từ 2 – 3 ngày cần kiểm tra và bơm hơi căng lại. Nếu bé ít đi, thì cứ mỗi lần bé muốn chạy nên kiểm tra hơi trong lốp xe đạp còn nhiều không, đủ căng không và chắc chắn không có vết nổ hoặc rách săm nào.
Không nên bơm bánh xe căng quá, sẽ khiến xe bị xóc khi di chuyển, cho nên cần ước lượng áp lực hơi phù hợp với xe đạp của trẻ, để con luôn được an toàn khi chạy.
Vệ sinh khung xe đạp sạch sẽ
Các bé chỉ trong một lần chạy đã đem xe làm bẩn, nếu không thường xuyên làm vệ sinh sẽ góp phần khiến khung xe đạp cho trẻ em nhanh chóng bị ăn mòn, gỉ sét và mau hỏng.
Gia đình nên rửa sạch xe đạp bằng nước, sau đó lau khô bằng khăn hoặc xì hơi khô. Đặc biệt, nên cất giữ xe ở nơi khô thoáng và tốt nhất là để trong nhà nơi có mái che chắn, tránh mưa gió hắt vào.
Vệ sinh bộ xích xe đạp
Bộ phận dễ bị hư nhất trong xe đạp chính là xích xe, gia đình cần rửa sạch bùn đất bám vào hệ thống xích sau khi bé sử dụng và thường xuyên làm khô, tra dầu mỡ vào xích để hệ thống xích có độ bền lâu hơn, giúp trẻ điều khiển xe đạp một cách dễ dàng.
Phụ huynh cũng cần định kỳ chỉnh lại xích cho xe đạp trẻ em, tránh tình trạng xích quá rão, quá trùng, gây nguy hiểm cho bé khi di chuyển trên đường.
Kiểm tra hệ thống phanh xe đạp
Trong quá trình tập xe, do chưa thành thục, trẻ thường bóp phanh tay nhiều lần, điều đó làm cho má phanh nhanh mòn, ảnh hưởng tới việc giảm tốc độ của xe khi gặp chướng ngại vật trên đường.
Phụ huynh nên thay ngay má phanh khi nó đã mòn và không còn tác dụng và cũng cần chú ý đến hệ thống dây phanh để đảm bảo khi sử dụng lực phanh nhẹ mà hãm phanh tốt nhất.
Vệ sinh các bộ phận khác
Ngoài những bộ phận quan trọng nhất của xe đạp, gia đình cũng cần chú ý đến yên xe, bàn đạp, giỏ xe,…cũng rất hay bị bẩn, nên rửa sạch và lau chùi thường xuyên.
Xe đạp cho bé sẽ dễ bị gỉ sét và hỏng hóc nếu để bẩn quá lâu không lau chùi. Bố mẹ cũng có thể dạy cho bé cách bảo quản và vệ sinh xe đạp ngay từ nhỏ, để con có tính trách nhiệm với vật sở hữu của mình, trở nên tự lập hơn không ỷ lại vào bố mẹ.
Việc bảo dưỡng xe đạp sau khi mua là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng cần lưu ý để cho con có thể sử dụng xe đạp lâu dài mà không bị hỏng bất cứ bộ phận nào, gây nguy hiểm cho quá trình chạy xe của trẻ.
>>>Tìm hiểu thêm: Chọn xe đạp cho bé dưới 2 tuổi