Nguồn gốc của bánh trung thu trong ngày rằm tháng 8

0
Bánh trung thu nướng trong đêm trung thu

Bánh trung thu nướng

Trung Thu là lễ nghi thức nông nghiệp bắt nguồn từ Trung Quốc. Đối với những người Hoa, vào ngày tết Trung thu họ thường đốt đèn, và lồng đèn hình cá chép. Các lễ vật nhằm để cúng vào ngày trăng tròn gồm: bánh Trung thu, bưởi, khoai môn và đậu phộng cùng một số kẹo khác trong mâm cỗ trung thu. Để biết thêm về nguồn gốc của bánh trung thu trong ngày rằm tháng 8 thì bạn hãy đọc thêm thông tin bên dưới nhé:

Nguồn gốc Tết trung thu

Ở nước ta, từ lâu tết Trung Thu đã trở thành một ngày tết danh cho thiếu nhi và cả người lớn để có thể đoàn tụ bên nhau trong thời gian dài giữa các dịp lễ của năm. Trẻ em sẽ được ăn bánh ngọt và vui chơi cùng chiếc lồng đèn trong đêm có nhiều loại lồng đèn cùng hình dáng, màu sắc sặc sỡ khác nhau được lựa chọn đem đén cho mỗi đứa trẻ và mỗi nhà để trang trí.

Bởi vì người Việt bị ảnh hưởng khá nhiều bởi tục lệ của người Hoa nhưng mà việc lễ cúng thần Thái Âm được làm đơn giản hơn nhiều. Lễ vật cúng trong mâm để phá cỗ thường gồm có trà, bánh, hương hoa, không có bưởi hay khoai môn và đậu phộng như lễ vật để cúng của người Hoa.

Nguồn gốc của những chiếc bánh trung thu
Nguồn gốc của bánh trung thu

Tết Trung Thu cũng là một cái lớn thứ 3 trong năm. Từ hình ảnh của vầng trăng tròn chiếu sáng rực rỡ trong ngày nay, đã đi sâu vào tâm trí của mỗi người để có thể có được một kỹ niệm độc đáo đó với chiếc bánh tròn mà người ta gọi nó là Nguyệt Bính hay Bánh Vầng Trăng. Để ngắm trăng thu mà khi không ăn được chiếc bánh Nguyệt Bính này sẽ là vô nghĩa.

Về mặt ngôn ngữ, người ta có ý niệm “Tròn” (viên) của mặt Trăng cùng với cảnh quây quần bên nhau để đoàn tụ với gia đình, ăn mừng để thưởng Trăng với chiếc bánh ngọt ngào này. Từ ý niệm này, thì lại nảy sinh ra các huyền thoại ông già dưới trăng “Nguyệt lão” chắp tơ nguyệt cho các đôi trai gái.

Mâm cỗ ngày tết trung thu rằm tháng tám
Mâm cỗ ngày tết trung thu

Dưới vầng trăng dịu dàng được tượng trưng nguyên lý Âm, thuộc về những người phụ nữ, do đó vào đêm rằm Trung Thu, phụ nữ ở Trung Quốc thường bầy tiệc để cúng Trăng cùng hương đèn với mâm ngũ quả cùng Nguyệt Bính. Đặc biệt nếu mà cúng dưa hấu thì tuyệt đối không nên bổ đôi quả dưa hấu mà phải lấy dao tỉa thành hình hoa sen trên bền mặt(vì ở Trung Quốc người ta kiêng cữ ý niệm “phân qua” tức là chia rẽ phân ly bất cứ thứ gì).

Tục lệ này cũng được truyền qua đến người Việt Nam, ở ngoài Bắc đã trở thành tục bày cỗ và thưởng nguyệt với bánh mặt trăng(bánh trung thu) và dùng cùng nhiều thứ bánh trái hoa quả khác nhau trong mùa này có được, đặc biệt người phụ nữ có dịp trổ tài khéo léo của mình bằng cách gọt đu đủ thành hoa và nhuộm thành các màu sặc sỡ hay thể hiện cách nặn bột thành những con tôm, cua, cá. Một điểm đặc biệt khác mà ai cũng biết là trên cá vỏ hộp bánh trung thu được bán ở thị trường thường vẽ những bức hoạ liên quan đến các sự tích hay nên văn hóa của mỗi nơi.

Bánh Trung Thu gồm có mấy loại

Bánh dẻo:

Bánh dẻo được làm bằng bột nếp trắng tinh và đường cùng với một ít nước hoa bưởi thơm lừng được nhào để chúng có thể hòa vào nhau, được tạo hình trong khuôn bánh bằng gỗ bày bán trong mùa trung thu. Nhân thì làm bằng hột sen hay đậu xanh được tán nhuyễn là chiếc bánh Trung Thu đặc trưng của sắc thái riêng của người Việt Nam.

bánh dẻo trung thu
Bánh trung thu dẻo

Theo khẩu vị của chiếc bánh thì, bánh dẻo thường có vị ngọt sắc hơn của người Hà nội so với trong Nam thì những chiếc bánh dẻo thường nhạt hơn. Chiếc bánh có màu trắng ngà và thường được làm hình tròn rất lớn là biểu tượng của ý nghĩa “gia đình đoàn viên” sự khắn khít các thành viên trong gia đình.

Bánh nướng

Cách làm những chiếc Bánh nướng Trung Thu hầu như là của người Việt gốc Hoa, nên hình dáng bánh nướng thường có 2 loại vuông hoặc tròn, đựng vừa vặn trong chiếc trong một chiếc hộp giấy vuông.

Vỏ bánh làm hoàn toàn bằng bột mì và dậy men trộn cùng với trứng gà pha một ít rượu, nhân thì cũng giống như bánh dẻo có thể làm bằng đậu xanh, khoai môn, hay hột sen tán nhuyễn làm nhân. Được bao bọc bên trong một hay hai tròng đỏ trứng vịt được muối sẳn có mùi vani hay sầu riêng hoặc có thể là các loại nhân thập cẩm như dăm bông, thịt quay, thịt gà quay, vi yến, dừa, mứt bí,hạt dưa, vỏ quít, lạp xưởng.

Bánh trung thu nướng trong đêm trung thu
Bánh trung thu nướng

Những chiếc bánh nướng gốc của người Trung Quốc mà chúng ta hay quen ăn ở Việt Nam hay mua tại những tiệm của người Hoa thường có vị một chút của người Quảng Đông bên Trung Quốc. Với các đặc điểm sau để có thể nhận diện chiếc bánh: vỏ có vị ngọt, đúc bằng khuôn gỗ, còn về phần nhân thì đối với thập cẩm có đến 200 loại khác nhua cho bạn lựa chọn.

Cách ăn bánh trung thu ngon

Khi mà thưởng thức, với các bánh nướng khi mới ra lò ăn sẽ không ngon vì vỏ của nó sẽ bị khô và cứng mà phải chờ đến ba ngày sau, lớp mỡ trong lớp nhân mới mềm ra khi đó bánh ăn mềm và thơm ngon và đầy đủ vị nhất.

Thưởng bánh trung thu sao cho đúng vị
Thưởng bánh trung thu sao cho đúng

Mặc dù mọi phương tiện quản cáo người ta nói có thể để bánh đến một tháng nhưng ở điều kiện của khí hậu bình thường bánh chỉ để được 2 tuần là tối đa nếu không ăn thì bánh sẽ hỏng và ăn vào sẽ làm bạn đầy bụng.

Trả lời