Bản đồ bức xạ và tiềm năng điện mặt trời ở Việt Nam
Với chiến dịch đo bức xạ mặt trời là bước tiếp theo sau khi WB công bố bản đồ năng lượng mới cho Việt Nam. Đã cho thấy tiềm năng trung bình của nguồn năng lượng mặt trời ở độ phân giải 1km. Từ các trung tâm năng lượng thế giới.
Sau 2 năm đi vào việc đo lường, bản đồ năng lượng mặt trời của Việt Nam sẽ được xác minh các thông tin đầy đủ với chất lượng phù hợp để đáp ứng quy hoạch và các bước thăm dò để hoạt động năng lượng.
Việc chi các khoản phí sản xuất mặt trời hiện đang có xu hướng giảm trên toàn thế giới. Việt Nam đang là một nước tiềm năng để thực hiện thúc đẩ một môi trường phát triển nguồn năng lượng sạch.
Việt Nam có nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng với các giải pháp bề vững thì năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng trong công, nông nghiệp để giảm lưới điện truyền tải và phân phối là điều nên làm.
Sự hỗ trợ của WB (Ngân hàng Thế giới) do lường và lập bản đồ năng lượng mặt trời là một phần để hỗ trợ dự án quản lý năng lượng (ESMAP) hỗ trợ hiện đang được đánh giá cao. Khi tạo được đánh gia cao cho các tiềm năng thủy điện, sinh khối và năng lượng gió.
Trạm được xây dựng ở sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận là một phần trong gói hỗ trợ của WB về năng lượng tái tạo.
Vùng | Giờ nắng trong năm | Cường độ BXMT (kWh/m2, ngày) | Ứng dụng |
Đông Bắc | 1600-1750 | 3,3 – 4,1 | Trung bình |
Tây Bắc | 1750-1800 | 4,1 – 4,9 | Trung bình |
Bắc Trung Bộ | 1700-2000 | 4,6 – 5,2 | Tốt |
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ | 2000-2600 | 4,9 – 5,7 | Rất tốt |
Nam Bộ | 2200-2500 | 4,3 – 4,9 | Rất tốt |
Trung bình cả nước | 1700-2500 | 4,6 | Tốt |
Với tỉnh Bắc (từ Thừa Thiên – Huế trở ra) thì bình quân trong 1 năm có chừng 1800 – 2100 giờ nắng.
Các vùng Lai Châu, Sơn La, Lào Cai và vùng Bắc Trung Bộ như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh được xem là những vùng có nắng nhiều.
Tỉnh ở phía Nam tính từ Đà Nẵng trở vào, bình quân có khoảng 2000 – 2600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời tăng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Ở vùng này, thì mặt trời chiếu gần như quanh năm, kể cả vào những ngày mùa mưa. Do đó, các địa phương ở Nam Trung bộ và Nam bộ, thì nguồn bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng.
So với các nước thì Việt Nam có nguồn NLMT dồi dào bức xạ mặt trời trung bình ngày trong năm ở phía bắc là 3,69 kWh/m2. Và phía nam là 5,9 kWh/m2.
Lượng bức xạ mặt trời thì nó khác phụ thuộc vào từng địa phương; giữa các địa phương điều có sự chêng lệch đáng kể về bức xạ mặt trời. Cường độ bức xạ ở phía Nam thường cao hơn phía Bắc.
Bảng 2: Lượng tổng xạ bức xạ mặt trời trung bình trong ngày (đơn vị: MJ/m2/ngày)
TT | TỈNH, THÀNH | T.1T.7 | T.2T.8 | T.3T.9 | T.4T.10 | T.5T.11 | T.6T.12 |
1 | Cao Bằng | 8,21-18,81 | 8,72-19,11 | 10,43-17,60 | 12,70-13,57 | 16,81-11,27 | 17,56-9,37 |
2 | Móng Cái | 18,81-17,56 | 19,11-18,23 | 17,60-16,10 | 13,57-15,75 | 11,27-12,91 | 9,37-10,35 |
3 | Sơn La | 11,23-11,23 | 12,65-12,65 | 14,45-14,25 | 16,84-16,84 | 17,89-17,89 | 17,47-17,47 |
4 | Láng (Hà Nội) | 8,76-20,11 | 8,63-18,23 | 9,09-17,22 | 12,44-15,04 | 18,94-12,40 | 19,11-10,66 |
5 | Vinh | 8,88-21,79 | 8,13-16,39 | 9,34-15,92 | 14,50-13,16 | 20,03-10,22 | 19,78-9,01 |
6 | Đà Nẵng | 12,44-22,84 | 14,87-20,78 | 18,02-17,93 | 20,28-14,29 | 22,17-10,43 | 21,04-8,47 |
7 | Cần Thơ | 17,51-16,68 | 20,07-15,29 | 20,95-16,38 | 20,88-15,54 | 16,72-15,25 | 15,00-16,38 |
8 | Đà Lạt | 16,68-18,94 | 15,29-16,51 | 16,38-15,00 | 15,54-14,87 | 15,25-15,75 | 16,38-10,07 |
Với thông số trên bạn có thể đem lại cho bạn một sự khác nhau để tận dụng nguồn năng lượng miễn phí này. Nguồn năng lượng sạch không có khí thải không có trữ lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao.
Là một trong những điểm quan tâm mà người có ý định lắp đặt điện mặt trời cho gia đình của mình. Bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các nhà cung cấp để hiểu thêm.